cho thuê xe nâng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tcm unicarriers. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tcm unicarriers. Hiển thị tất cả bài đăng


Sáng nay 18/9/2014 , tại Hội trường Tòa Nhà VSIP, Thuận An Bình Dương, Đã diễn ra buổi hội Thảo “AN TOÀN XE NÂNG ”. Đến dự hội Thảo có đông đủ các doanh Nghiệp tại địa bàn Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai , TPHCM  và một số tỉnh lân Cận , Có khoảng 250 người Tham dự, trong đó là các nhà quản lý an toàn lao động, Quản lý xe nâng trong các nhà máy , kho bãi , bến cảng . …
Hội thảo thu hút Hơn 200 người đến tham dự 
Chương Trình là sự phối hợp của 2 đơn vị  ban Quản lý KCN VSIP và Công Ty  TNHH MÁY CÔNG NGHIỆP TAN CHONG , Nhằm mục đích trau dồi và nâng cao nhận thức về an toàn xe nâng hàng cho tất cả mọi người có liên quan đến việc vận hành và quản lý xe nâng hàng. Tham Gia hội thảo này đã giúp những giám sát viên, Quản lý và ban giám đốc nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc kiểm soát và quản lý  các hoạt động an toàn trong nhà máy , kho bãi và đặc biệt là các hoạt động của xe nâng hàng trong  sản xuất hàng ngày tại công ty . An toàn xe nâng luôn là mục tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp , trong đó mỗi nhân viên đều có trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành các thiết bị sản xuất . Nguyên nhân tai nạn xảy ra thường do thiếu sự giám sát chặt chẽ cũng như sự thờ ơ đối với quy định về an toàn  của người vận hành.
Đang thảo luận một tình huống nguy cơ tiềm ẩn trước khi tai nạn xảy ra 
Buổi hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi , những ý kiến đóng góp từ tình hình thực tiễn tại mỗi công ty , những kinh nghiệm chia sẻ rút ra từ tai nạn đã xảy ra , mà chính mỗi người đang tham dự là nhân chứng  hoặc là người trực tiếp gây nên . Vì vậy những đóng góp rất có ý nghĩa .
Nôi dung Buổi hội thảo được chuyên gia Nissan Forklift xoáy sâu vào các chủ đề :
- An toàn xe nâng
- Những tai nạn thường xảy ra khi vận hàng xe nâng 
-Giải pháp phòng ngừa tai nạn xe nâng
Chăm chú theo dõi những tình huống tai nạn
- ......
 Những câu hỏi đặt ra tưởng chừng như rất đơn giản , nhưng cũng gây bất ngờ và thú vị cho người tham dự

Khi chuyên Gia đưa ra câu hỏi : Tại sao tai nạn xảy ra ở khư vực làm việc ?Cả hội trường xôn xao và đã có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này . Tuy nhiên câu trả lời được  chuyên gia hài lòng nhất đó chính là “ ý thức của người lao động”  là nguyên nhân  chính. Theo người diễn thuyết thì trước khi tai nạn xảy ra, người lao động đã không đánh giá, nhận thức được những nguy cơ tại nạn tiềm ẩn khi vận hành các thiết bị không an toàn,
Tham Gia chia sẻ kinh nghiệm
hoặc biết nhưng vẫn cố tình làm vì nghĩ rằng nó sẽ không xảy ra hay phớt lờ cho qua.Khi xem những đoạn video tai nạn hầu như cả hội trường đều bất ngờ vì không  ai nghĩ rằng tai nạn lại đến với người tài xế xe nâng từ 1 tình huống không thể ngờ như vậy .Kết thúc buổi hội thảo Đơn vị tổ chức nhận được nhiều lời cảm ơn và đóng góp chân thành , và mong muốn trong tương lai chương trình được nhân rộng tổ chức nhiều nơi để tất cả mọi người được tham dự . 
Chiều 19/7, anh Sang cùng 3 đồng nghiệp đang làm vệ sinh, sắp xếp lại hàng hóa tại kho của một doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Bình Thành ở huyện Thanh Bình thì sập kệ, kéo theo hiệu ứng dây chuyền. Hai công nhân kịp chạy thoát, anh Sang và ông Tiêu Văn Túp (46 tuổi) bị vùi trong đống hàng. Ông Túp được tìm thấy vào tối cùng ngày.
Anh Sang được tìm thấy trong hốc nhỏ bên phải của kho lạnh khi giải phóng được 70% lượng hàng hóa. Ảnh: Anh Tiến
Lúc xảy ra sự cố, nhiệt độ kho lạnh thể hiện trên máy là -25 độ C, hàng hóa trong kho khoảng 3.000 tấn. Doanh nghiệp sau đó tắt máy cấp đông, huy động lực lượng giải phóng hàng để tìm kiếm anh Sang. Chó nghiệp vụ của Công an Đồng Tháp được đưa vào kho nhưng không hiệu quả.
"Lúc tìm gặp Sang nhiệt độ trong kho tăng lên khoảng 9 độ C. Trên cơ thể có nhiều chỗ tím tái vì lạnh nên để đảm bảo sức khỏe cho nạn nhân chúng tôi chưa hỏi được điều gì", đại tá Thế cho biết thêm.
Theo Bệnh viện tỉnh Đồng Tháp, sức khỏe anh Sang tiến triển tốt, đang được truyền dịch và sưởi ấm.
Anh Sang kể chiều 19-7, khi vào kho lạnh làm việc trên xe nâng, anh mặc áo thun, bên ngoài là áo len và hai cái áo bảo hộ; bên trong quần bảo hộ là quần vải; đầu đội nón bảo hộ, mặt trùm khăn len, chân mang giày. Anh Sang cho biết lúc đang điều khiển xe nâng kiện hàng (pallet) cá tra phi lê xếp lên để giao ca vì đã 6 giờ chiều thì vô tình chiếc xe va chạm với kệ hàng, thế là từng kiện hàng cao hơn 10 m liên tiếp sập xuống đè lên người anh. Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi anh không kịp thoát thân được. “Lúc hoàn hồn thì thấy mình nằm dưới đống hàng cá và cơ thể bị đè nghiêng một bên, trên đầu còn khoảng trống 10 cm để thở. Lúc đó tôi nghĩ đủ thứ, nghĩ về gia đình, vợ con, cha mẹ, nghĩ về công ty và nhiều lúc tuyệt vọng vì nghĩ không biết mình có sống được không” - anh Sang kể trong nước mắt.
Nằm trên giường bệnh, anh nhớ lại chuỗi ngày “đáng quên” của đời mình. “Trước lúc xảy ra tai nạn, em đang điều khiển xe nâng , nâng các kiện hàng cá ba sa chất vào kho lạnh để chuẩn bị giao ca. Bất ngờ xe va chạm với kệ để hàng, chồng hàng cao trút xuống đè lên các chồng hàng khác, tất cả đổ theo hiệu ứng domino. Trong tích tắc, nhà kho đổ sập xuống, em không còn biết hướng nào để chạy thoát thân. Nhiều kiện hàng ập tới, em bị đè dưới đống hỗn độn. Tất cả tối đen như mực”.
“Toàn thân em bị đè bất động trong thế nằm nghiêng về bên phải. Em cố gắng trở mình và kêu cứu nhưng tất cả đều vô vọng. Đói và rét đến tê cóng người… em nghĩ mình sẽ chẳng còn sống được bao lâu. Nhưng hình ảnh vợ trẻ và đứa con thơ mới được 2 tháng tuổi là động lực giúp em không đầu hàng số phận. Để chống lại những cơn đói cồn cào và cái lạnh thấu xương, em cố dùng lưỡi để liếm từng giọt nước đá. Thời gian đằng đẵng trôi đi, sức của em mỗi ngày một kiệt đi. Hy vọng được cứu cũng tắt dần” - anh Sang nghẹn ngào.
“Có đối mặt với cái chết mới thấy sự sống đáng quý đến nhường nào. Giờ đây chân tay đã bắt đầu có cảm giác trở lại em hy vọng sẽ có cơ hội bình phục như xưa để tiếp tục làm việc nuôi vợ con”.

Mấy ngày tìm kiếm không kết quả, bà Nguyễn Thị Tú (49 tuổi, mẹ anh Sang) và những người trong gia đình rơi vào tuyệt vọng.
'Lực lượng tìm kiếm với mục đích mang thi thể ra ngoài nhưng khi đưa ra nó còn sống thì chúng tôi vỡ òa.
Gia đình đã chuẩn bị tư tưởng làm đám tang cho nó, vì tìm kiếm lâu quá mà không phát hiện được gì', bà Tú nói.
Tại bệnh viện, Sang kể: 'Khi thấy mấy kệ hàng bị đổ em tưởng hàng hóa sập từ ngoài cửa nên chạy sâu vào bên trong và không biết lối ra.
Em thấy có cái hẻm nhỏ lập tức quẹo vào thì bị nhiều hàng sập xuống đè lên người. Đầu thì nghiêng qua một bên, 2 chân bị đè, chỉ động đậy được bàn chân trái'. 
Trong lúc chờ mọi người đến cứu, anh không phân biệt được ngày đêm. Nghe tiếng mọi người đi tìm, anh muốn lên tiếng nhưng cổ họng khô cứng không nói được.
Công nhân này cho biết khi bị kẹt trong đống hàng hoá, anh nghĩ mình có thể chết từ từ. Nguồn lương thực duy nhất trong những ngày bị kẹt là giọt nước tan ra từ lớp băng dính bên ngoài các thùng sản phẩm.
'Em rất đói và khát. Mở miệng cho nước chảy vào, giọt nào vào được miệng là em mừng lắm. Em ngủ suốt ngày đêm, chỉ tỉnh dậy trong ít phút rồi ngủ tiếp', Sang nói.
Sang kể tiếp: 'Em nằm nghiêng một bên, chân trái cử động được, còn chân phải thì bị tê hoàn toàn.

Hàng hoá bên trên từ từ sập xuống đè lên người. Khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thì em không còn biết gì nữa'.
Tự lý giải việc thoát chết kỳ diệu của bản thân sau 103 giờ trong phòng lạnh -18 độ C, Sang cho biết đã quen làm việc trong môi trường lạnh, anh đồng thời cảm ơn sự cẩn thận của mình. Lúc nào làm việc anh cũng mặc đủ 2 bộ quần áo bảo hộ, cơ thể cũng được giữ ấm nhờ nón, giày, găng tay.
Một điều quan trọng khác, theo anh Sang, là do được huấn luyện về an toàn lao động rất kỹ, nên anh hiểu rõ sự sinh tồn trong môi trường lạnh. "Tôi đã cố gắng ngủ để dưỡng sức, chờ cứu hộ đến. Lúc đầu tôi gọi kêu cứu nhưng càng lúc càng đuối nên tôi không dám gọi nữa mà chỉ cố dỗ giấc ngủ. Lúc giật mình thấy đói, tôi cố hớp nước tan chảy từ lớp băng bám ngoài bao đựng cá thành phẩm", nam thanh niên hồi tưởng và cho biết anh ngủ cả ngày lẫn đêm.